Trích lục đất đai việc sao chép và thể hiện lại thông tin của một thửa đất. Cung cấp thông tin về hình dáng, diện tích, vị trí của thửa đất nhằm giúp người sử dụng đất. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
Trích lục đất đai là gì?
![Trích lục đất đai là gì? Thông tin cho bạn đọc](https://nhadatraovat.vn/wp-content/uploads/2022/02/du-an-luat-dat-dai-sua-doi-600x338.jpg)
Hiện nay, các văn bản pháp luật hiện hành không có định nghĩa cụ thể về trích lục đất đai là gì, tuy nhiên có thể phân tích và hiểu khái niệm này như sau:
Căn cứ theo Luật Đất đai năm 2013, Trích lục đất đai hay trích lục bản đồ địa chính là bản đồ địa chính là hình vẽ thu nhỏ thể hiện thông tin về các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan tới thửa đất đó như ranh giới, hình thể thửa đất, được lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Theo từ điển Việt Nam, trích lục là sự rút ra từng phần và sao lại thông tin.
Như vậy, trích lục bản đồ địa chính hay trích luc đất đai có thể hiểu là việc lấy ra một phần hoặc toàn bộ thông tin hoặc sao y bản chính của một hay nhiều thửa đất và các yếu tố địa lý của thửa đất đó dựa trên hồ sơ, giấy tờ gốc đã có.
Xem thêm Tôi cần ra nhanh lô đất đã có sổ đỏ tại Đông Khê.Đông Sơn.Thanh Hóa
Trường hợp cần phải trích lục bản đồ địa chính
Cấp lại giấy chứng nhận
![Sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai tại Thành phố Hồ Chí Minh | Bất động sản | Vietnam+ (VietnamPlus)](https://nhadatraovat.vn/wp-content/uploads/2022/02/thanh_pho_ho_chi_minh-600x400.jpg)
Theo quy định tại khoản 3 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013 nếu đất chưa có bản đồ địa chính và chưa được trích đo thửa đất thì phải là trích lục bản đồ địa chính hoặc làm trích đo địa chính thửa đất với khu vực đó. Việc này được Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện.
Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận
Theo điểm b khoản 3 Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP khi đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi thì Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất.
Là căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai
Sau khi hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã không thành nếu các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện, tỉnh thì trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp là một trong những căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai (theo điểm c khoản 3 Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP)
Người xin giao đất, thuê đất có yêu cầu
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT khi nhận giao đất, thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp thuộc thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của UBND cấp tỉnh thì người xin giao đất, thuê đất phải nộp 01 bộ hồ sơ.
Trong hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất phải có trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ địa chính thửa đất đối với những nơi đã có bản đồ địa chính hoặc thực hiện trích đo địa chính thửa đất theo yêu cầu của người xin giao đất, thuê đất.
Xem thêm Bán đất liền kề FLC Đắk Lắk – Quần thể du lịch sinh thái FLC hồ Ea Nhái
Là thành phần hồ sơ trình UBND cho phép chuyển mục đích sử dụng đất:
Trích lục đất đai theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định hồ sơ trình UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải có trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất.
Là thành phần hồ sơ trình UBND quyết định thu hồi đất:
Khi nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì có các loại hồ sơ như hồ sơ trình ban hành thông báo thu hồi đất (Điều 9 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT), hồ sơ trình ban hành quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế thu hồi đất (Điều 11 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT).
Giấy trích lục đất có thời hạn bao lâu?
Hiện nay theo quy định của pháp luật hiện hành chưa quy định rõ ràng về thời hạn của giấy trích lục đất đai. Các trường hợp không được cấp giấy trích lục đất đai:
- Yêu cầu cấp trích lục không rõ ràng, cụ thể trong phiếu yêu cầu
- Trên phiếu yêu cầu không ghi rõ thông tin người yêu cầu
- Mục đích sử dụng trích lục đất đai không phù hợp với quy định của pháp luật
- Người yêu cầu cấp trích lục bản đồ địa chính không thực hiện nghĩa vụ tài chính
Xem thêm Chỉ hơn 2 tỷ có 42m2 đất Đức Diễn, lô góc, ngõ rộng, gần hồ điều hoà, giá đầu tư.
Phí phải nộp khi có yêu cầu trích lục bản đồ địa chính?
![Quản lý đất đai chưa phù hợp - Báo Người lao động](https://nld.mediacdn.vn/2017/chot-moi-11-1492700672202.jpg)
Theo Điều 16 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định
“Điều 16. Phí và chi phí phải trả cho việc cung cấp dữ liệu đất đai
1. Trích lục đất đai phí và chi phí phải trả để được cung cấp dữ liệu đất đai bao gồm các khoản sau:
a) Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai;
b) Chi phí in ấn, sao chụp hồ sơ, tài liệu;
c) Chi phí gửi tài liệu (nếu có).
2. Tổng cục Quản lý đất đai xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để cấp có thẩm quyền ban hành mức thu phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình Hội đồng nhân dân thông qua mức thu phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai.”
Qua bài viết trên Nhadatraovat.vn đã cung cấp các thông tin kiến thức về trích lục đất đai là gì? Trường hợp cần phải trích lục. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc, cảm ơn các bạn vì đã dành thười gian xem qua bài viết này nhé.
Lộc Đạt – Tổng hợp & chỉnh sửa
Tham khảo ( luatsux.vn, nhaphodongnai.com, … )