Phẫu thuật robot đã trở thành xu hướng tại Hàn Quốc, với con số vài ca mỗi năm vào thời điểm 2005 đã tăng lên 16 – 17 nghìn ca/năm hiện nay. Với độ an toàn và chính xác cao, phẫu thuật robot đã giải quyết được các hạn chế của phẫu thuật nội soi truyền thống. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về công nghệ phẫu thuật bằng robot.
Công nghệ phẫu thuật bằng robot là gì?
Công nghệ phẫu thuật bằng robot được hiểu là loại thủ tục phẫu thuật trong ngành y được thực hiện bằng hệ thống robot. Mang đến giải pháp giải quyết được những hạn chế của phẫu thuật mổ hở và nội soi cổ điển. Tăng cường khả năng của các bác sỹ thực hiện phẫu thuật mở. Sử dụng robot từ một bàn điều khiển cách xa bàn mổ, phẫu thuật viên có thể điều khiển được cánh tay của robot quay 5400, có thể di chuyển tự do ở 6 góc độ, vận động vô cùng tinh vi, điều mà con người không thể thực hiện.
>>Xem thêm: nhà 2 lầu mặt tiền đường phan đăng lưu, p hiệp an, 102m2, sổ sẵn, mới hoàn toàn, kinh doanh đông đúc
Phân loại công nghệ phẫu thuật bằng robot
Chúng có thể có nhiều sự phân loại khác nhau. Nếu dựa trên hoạt động tự chủ của robot thì được chia thành 3 loại như sau:
- Hệ thống chủ động: hoạt động về cơ bản tự động, thực hiện các tác vụ được lập trình sẵn nhưng vẫn nằm dưới sự kiểm soát của các bác sỹ phẫu thuật.
- Hệ thống bán chủ động: Là loại pha trộn tự động một phần với điều khiển của kỹ thuật viên
- Hệ thống bị động: Hoạt động dưới sự điều khiển hoàn toàn của các phẫu thuật viên, không có bất kỳ lập trình sẵn nào.
Robot phẫu thuật hoạt động như thế nào?
Hệ thống quang học gồm camera nội soi, máy quay và các thiết bị khác tạo ra một hình ảnh 3D của các hoạt động.
Tháp robot là vị trí trực tiếp trên bệnh nhân có các cánh tay để giữ các dụng cụ phẫu thuật và giữ camera. Các cánh tay bày được điều khiển bởi máy tính có thể xử lý và tái tạo chính xác các động tác của tay phẫu thuật viên điều hành. Các dụng cụ phẫu thuật có khớp được kết nối với các cánh tay của Robot phẫu thuật và đưa vào trong cơ thể thông qua ống nhỏ.
Lịch sử phát triển robot phẫu thuật
- Thuật ngữ robot lần đầu tiên được sử dụng bởi kịch gia người Czech, Karel Capek năm 1921 trong vở kịch Rossom’s Universal Robots của ông. Nó xuất phát từ chữ robota có nghĩa là lao động cưỡng bức.
- Robot phẫu thuật đầu tiên trên thế giới là “Arthrobot” sử dụng tại Vancouver, Canada vào năm 1983.
- Năm 1985, robot PUMA 560, thực hiện sinh thiết não dưới hướng dẫn CT.
- Năm 1988, robot PROBOT tại Imperial College London, đã thực hiện phẫu thuật tuyến tiền liệt.
- Năm 1992, robot ROBODOC của tập đoàn Intergrated đã thực hiện mài xương đùi chính xác trong phẫu thuật thay khớp háng, là Robot đầu tiên được công nhận bởi FDA năm 2008.
Phẫu thuật nội soi bằng robot áp dụng cho những căn bệnh nào?
Robot phẫu thuật được sử dụng trong việc chữa trị rất nhiều căn bệnh.
Chúng trở thành thường quy cho các bệnh điển hình như:
- Mổ u tuyến tiền liệt
- Cắt u phổi, dạ dày, gan (ung thư)
- Cắt u trung thất, u tử cung
- Phẫu thuật tim mạch
- Phẫu thuật lồng ngực
- Phẫu thuật điều trị u nang ống mật chủ
- Phẫu thuật phình đại tràng bẩm sinh
- Phẫu thuật thận ứ nước
- Phẫu thuật teo đường mật
- Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành
- Phẫu thuật cắt bỏ u ác trực tràng
- Chỉnh van tim
- Phẫu thuật xương khớp
- Phẫu thuật hệ thần kinh
- Bệnh thần kinh chức năng
>>>Xem thêm Chính chủ cần bán nhà cấp 4 có gác lửng tại Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội
Ưu việt của phương pháp phẫu thuật nội soi bằng robot
Áp dụng công nghệ thông minh
Các bác sĩ theo dõi hình ảnh nội soi qua camera 3D và điều khiển cần gắn ở tay. Công nghệ phẫu thuật hiện đại từ robot sẽ giúp việc mổ cho bệnh nhân an toàn và chính xác hơn. Các vết cắt, đốt rất nhanh gọn và nhẹ nhàng.
Thao tác chuẩn xác giúp giảm các rủi ro cho bệnh nhân sau mổ
Đồng thời việc sử dụng robot phẫu thuật còn giúp bệnh nhân giảm các biến chứng, tai biến sau mổ với tỉ lệ cao hơn so với việc phẫu thuật nội soi bằng kỹ thuật khác. Thời gian hồi phục của bệnh nhân nhanh hơn.
Mang lại tính thẩm mĩ cao
Công nghệ phẫu thuật bằng robot phẫu thuật nội soi bằng robot cũng chỉ dẫn tới những vết mổ nhỏ, nhanh lành và không để sẹo to. Bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm về tính thẩm mĩ sau mổ.
Bài viết trên đã cho các bạn biết về Công nghệ phẫu thuật bằng robot. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.
>>Xem thêm Chính chủ cần bán nhà cấp 4 có gác lửng tại Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội
Lộc Đạt-tổng hợp
Tham khảo ( softsupplier, vinmec, … )