Nếu bạn chưa bao giờ mua BĐS thì làm cách nào để rút kinh nghiệm? Đọc ngay bài viết này để biết những lưu ý lần đầu mua BĐS dưới đây
Lưu ý lần đầu mua BĐS – Xác định được mục đích mua
Điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là mục đích mua nhà để làm gì? Có thể mua nhà để ở, và cũng có thể là mua để kinh doanh. Về mô hình cần hướng đến là căn hộ, office-tel hay nhà phố,…?
Cân nhắc về khả năng tài chính
Trước khi mua bất động sản, điều quan trọng là người mua cần xác định và đánh giá được chính xác khả năng tài chính của mình.
Để hạn chế tối đa việc không có khả năng trả nợ. Không nhất thiết bạn phải có đủ tiền trước khi mua bất động sản, chỉ cần bạn có một khoản tiền nhất định (tương đương 60-70% giá trị của bất động sản cần mua), số còn lại sẽ được trả góp hoặc thanh toán theo tiến độ trả nợ của ngân hàng.
Lưu ý lần đầu mua BĐS – Thời gian sẽ mua BĐS
Khi đã xác định được mục tiêu thì việc xác định thời điểm mua nhà cũng rất cần thiết. Khi xác định được thời điểm mua nhà chúng ta sẽ có kế hoạch cụ thể để dành dụm tiền cũng như sắp xếp thời gian tìm mua nhà.
Thật sự rất khó để ước tính đúng 100% tiền mua nhà nên nếu đã có khoảng 70% giá trị căn nhà hãy quyết định mua nhanh chóng.
Tất nhiên căn nhà đã được xem xét kỹ lưỡng. Nếu không quyết định mà chần chừ, giá có thể tăng lên. Lúc đó sẽ không có đủ tiền mua nhà nữa.
Đọc thêm: Những kỹ năng môi giới bất động sản không thể thiếu
Lưu ý lần đầu mua BĐS – Thông tin quy hoạch
Cần tiến hành kiểm tra chéo thông tin sản phẩm bất động sản mà bạn muốn đầu tư từ những nguồn đáng tin cậy như:
- Chủ đầu tư dự án, từ chính quyền
- Nhà môi giới hay các chuyên gia tư vấn về bất động sản
Không những thế, người mua có thể tự kiểm tra, tham khảo từ các website bán hàng, các web đối chiếu đo lường và nguồn tin từ báo chí.
Hoặc trực tiếp tìm kiếm nguồn tin đối chiếu từ các cơ quan phụ trách quy hoạch, cấp chứng nhận cho các sản phẩm bất động sản đó. Từ nhiều nguồn tin trên, người mua sẽ trực tiếp đưa ra được những câu hỏi, nghi vấn về sản phẩm bất động sản mà mình muốn mua.
Không dự trù trước các khoản chi phí phát sinh
Mua nhà ngoài tiền mua nhà còn các khoản phí khác cần phải dự trù như phí môi giới, sửa sang nhà cửa, thuê nhân công hay mua sắm thêm vật dụng trong nhà là do chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc mua nhà.
Nếu không tính toán kỹ, thì những chi phí phát sinh sẽ vượt ngân sách. Cứ ngỡ mua nhà giá rẻ vẫn còn dư nhưng khi tính ra lại bị hao hút do quá nhiều chi phí phát sinh.
Kiểm tra Giấy chứng nhận sở hữu nhà đất là thật hay giả
Tình trạng sử dụng sổ nhà giả để thực hiện việc mua bán không phải không xảy ra. Nếu không có kiến thức về việc xem các giấy tờ này người mua nhà lần đầu có thể bị gạt mà không biết không hay. Các loại sổ nhà đất hiện hành bao gồm:
Lưu ý lần đầu mua BĐS – Chú ý tính thanh khoản
Với những nhà đầu bất động sản, tính thanh khoản của bất động sản là điều quan trọng quyết định họ sẽ “phất” lên hay thua lỗ.
Nhưng nếu cho rằng, mình chỉ mua để ở nên không quan tâm điều này, bạn đã gặp sai lầm. Cuộc sống luôn đầy rẫy bất ngờ, khả năng chuyển nhà không phải hoàn toàn không xảy ra.
Nếu mua được bất động sản có tính thanh khoản cao, bạn sẽ bán ra nhanh. Ngược lại, mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Thỏa thuận thẩm định và ký cam kết với chủ đầu tư
Đây là điều kiện khá khó khăn cho người mua nhà đất và nhà đầu tư vì hầu hết các sàn giao dịch, nhà phát triển, nhà môi giới hay tư vấn ở các sàn luôn luôn có những mẫu hợp đồng định sẵn mà họ lấy cớ tất cả khách hàng ai cũng phải như vậy, không thể thay đổi.
Người mua chỉ có thể chấp nhận ký hay không ký. Phải biết rằng hợp đồng mua bán thực chất là hợp đồng dân sự song phương, các bên đều có quyền và nghĩa vụ như nhau.
Người mua có quyền được đàm phán, thay đổi hợp đồng cho phù hợp với yêu cầu của mình, nếu không thể thêm bớt các điều khoản chính thì cũng có các điều khoản bổ sung. Vì vậy khi giao dịch, cần thẩm định kỹ điều khoản và tìm cách có được bản cam kết rõ ràng từ bên bán.
My My – Tổng hợp và chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: batdongsancafef.vn, blog.homenext.vn, blog.rever.vn…)